Hiện nay, việc nuôi chó mèo ở phòng trọ trở nên phổ biến rộng rãi và nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên để chăm sóc và huấn luyện chúng cho tốt để chúng trở thành những thú cưng thân cận của mình đòi hỏi nhiều yếu tố ngoại cảnh và công sức của bản thân. Hãy tham khảo qua bài viết dưới đây để đưa ra quyết định dễ dàng hơn.
1. Có nên nuôi chó mèo ở phòng trọ hay không?
Hiện nay, luật pháp không nghiêm cấm việc chúng ta nuôi chó mèo ở phòng trọ, nhưng khi đến những căn nhà cho thuê, quy định này sẽ tùy vào chủ trọ quyết định. Nếu bạn gặp được những chủ trọ dễ tính và có cùng sở thích nuôi thú cưng giống như bạn thì đó là may mắn, ngược lại sẽ rất khó khăn trong việc chăm sóc chúng nếu như chủ trọ không ưa chó mèo. Cùng điểm qua một số câu hỏi trước khi kết luận có nên nuôi chó mèo ở phòng trọ hay không nhé!
Phòng trọ nơi bạn ở có cho nuôi chó mèo không?
Khi tìm thuê phòng trọ, việc chủ nhà có cho phép bạn nuôi chó mèo hay không tùy vào sở thích và ý muốn của họ. Nếu quy định của họ là không được nuôi thú cưng thì bạn có thể xin phép, nhưng khoảng thời gian sau đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu bạn không có kinh nghiệm nuôi chó mèo ở phòng trọ và chủ trọ có thể thay đổi quyết định bất kỳ lúc nào.
Nếu như chủ trọ không đồng ý với việc bạn nuôi chó mèo ở phòng trọ thì tốt nhất nên tìm một nơi khác. Vì khi đã không hài lòng nhau trong việc nuôi thú cưng, sau này khi ở một thời gian sẽ xảy ra cãi vã và xung đột. Bạn nên tìm cách giải quyết từ đầu nếu như không muốn hậu quả nặng nề xảy ra.
Do đó, hãy cân nhắc và suy nghĩ thật kĩ lưỡng trước khi thuê một căn trọ và những quy định khi được phép nuôi thú cưng để có quyết định phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện của mình.
Nuôi chó mèo có ảnh hưởng đến hàng xóm hay không?
Những người nuôi chó mèo ở phòng trọ cần tuân thủ các yêu cầu sau đây:
– Tuân thủ quy định về tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo luật pháp về thú y.
– Báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ, cơ sở thú y nếu nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại, và tuân thủ quy định về xử lý trong trường hợp này.
– Đảm bảo an toàn cho những người xung quanh và các loài vật khác, duy trì vệ sinh môi trường và tuân thủ các điều kiện dành cho chó mèo.
– Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp chó, mèo tấn công và gây thiệt hại, theo quy định của pháp luật.
Các yêu cầu trên đảm bảo cho những hộ dân, hàng xóm cạnh bên tránh được những nguy hiểm không đáng có. Do đó mà việc nuôi kín, có rọ mõm và tiêm phòng đầy đủ là những điều cơ bản cần giữ khi nuôi chó mèo ở phòng trọ. Bạn cũng nên cẩn thận không gây ồn ào quá nhiều, ảnh hưởng tới sinh hoạt và nghỉ ngơi của mọi người trong khu trọ.
Hiện chưa có quy định cụ thể chính xác về việc bạn được phép nuôi bao nhiêu thú cưng trong phòng trọ nhưng tùy vào hoàn cảnh, bạn không nên nuôi quá nhiều chó mèo vì chúng sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới hàng xóm, khiến họ khó chịu và có thể xảy ra những mâu thuẫn, phiền phức cho khu trọ.
Việc nuôi chó mèo ở phòng trọ gây mất vệ sinh môi trường và gây ồn ào do số lượng quá đông có thể bị khiển cáo và chịu phạt. Do đó, bạn hãy sắp xếp ổn thỏa và nghĩ xem mình có thể nuôi được bao nhiêu con thú cưng mà không ảnh hưởng tới những người xung quanh.
Bạn có thời gian giành cho chó mèo không?
Nếu bạn là một người yêu thích chó mèo và muốn nuôi chó mèo ở phòng trọ, việc xem xét thời gian sẽ là một vấn đề quan trọng cần nhắc tới. Khác với tính độc lập và xa cách của mèo, chó thường là những “đứa trẻ” cần sự chăm sóc và quan tâm đặc biệt.
Khi mang một chú chó về nhà, việc cung cấp đủ thức ăn chỉ là bước đầu tiên. Bạn cần thường xuyên chải lông cho chó, tắm rửa định kỳ, dọn dẹp vệ sinh và dành thời gian để đưa chó ra ngoài vận động mỗi ngày. Đồng thời, bạn cũng cần chuẩn bị tiền và tinh thần cho việc chăm sóc sức khỏe cho những bé cún, bao gồm tiêm phòng, thuốc thang và điều trị bệnh nếu có.
Nếu bạn là người bận rộn với công việc cả ngày, liệu bạn có đủ thời gian và sức khỏe để chăm sóc một chú chó không?
Thực tế cho thấy, trong các thành phố lớn, có đến 85% những người trẻ nuôi chó là những nhân viên văn phòng. Điều này cho thấy, người bận rộn với công việc, đi làm suốt cả ngày vẫn có thể trở thành chủ nhân tuyệt vời cho một chú chó.
Tuy nhiên, việc nuôi chó có thể trở nên khó khăn nếu bạn không có kế hoạch và sắp xếp thời gian một cách hợp lý. Quan trọng nhất là nhận biết và đối mặt với những vấn đề có thể phát sinh, cả về phía bạn và phía chú chó, biết cách điều chỉnh và giải quyết ổn thỏa.
Vì thế, hãy cân nhắc kĩ càng liệu bạn có dành ra đủ thời gian để chăm sóc và nuôi dạy chúng không, không nên dắt chúng về nhà rồi lại lơ là trong việc chăm sóc chúng, chó mèo là những loài vật trung thành và không đáng tội tình gì để bị đối xử không tốt.
Bạn có chịu được những phiền toái thú cưng gây ra?
Sống trong một khu trọ, khi chưa có các quy định cụ thể về việc nuôi chó mèo ở phòng trọ, những phiền toái và rắc rối của chúng mang đến là không thể tránh khỏi. Một số người nuôi chó nhưng lại rất lười việc dọn dẹp vệ sinh cho chúng ở những khu vực chung như công viên hay sân chung cho mọi người, gây mất vệ sinh môi trường và làm cho những người xung quanh cảm thấy phiền hà khi đi vào những khu vực đó.
Những sự việc đáng tiếc như việc bị chó cắn, nguy hiểm tới con trẻ và gia đình của người khác, bạn nên trang bị kỹ càng những biện pháp để hạn chế tác hại chúng gây ra. Những sự việc đáng tiếc thường do sự bất cẩn và thờ ơ của những người chủ nuôi.
Việc nuôi chó mèo ở phòng trọ thường là một sở thích của những người yêu động vật, và nhiều người nuôi đến cả một đàn chó. Nhưng nếu người nuôi thiếu ý thức, sở thích này có thể trở thành mối đe dọa cho những người xung quanh. Mỗi ngày, khi đi dạo trên sân chung hoặc trong công viên, sự ái ngại và bất tiện trước những chú chó được thả rông và không có rọ mõm là một điều rất đáng sợ.
Chúng ta thường nói “đánh chó phải nể mặt chủ” để chỉ ra tôn trọng trong giao tiếp. Ở đây, nói về việc ”chủ nào tớ nấy”. Có lẽ chỉ cần nhìn thấy những con vật, những chú chó không có một thiết bị an toàn nào, chúng ta có thể đoán được phần nào về tính cách và trách nhiệm của người chủ đó.
Trong các thành phố đông đúc, không có quy định cụ thể nào cấm việc nuôi chó mèo ở phòng trọ. Tuy nhiên, hy vọng rằng những người nuôi sẽ tự nhận thức hơn về trách nhiệm của mình đối với cộng đồng mà họ sống.
Chi phí nuôi chó mèo thế nào?
Ta sẽ lấy ví dụ về nuôi mèo ở phòng trọ:
Các chi phí cần thiết cho việc nuôi một bé mèo sẽ là một phần chi tiêu không thể tránh khỏi hàng tháng, để đảm bảo cung cấp đủ các nhu cầu cơ bản cho “boss” mèo. Do đó, bạn không thể cắt giảm các khoản chi phí này:
– Thức ăn cho mèo: Mèo cần được cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày, từ 2-3 bữa tùy theo độ tuổi của chúng. Thức ăn có thể là hạt khô, pate, sữa cho mèo, hoặc thậm chí là đồ tự nấu.
– Cát vệ sinh cho mèo: Việc sử dụng cát vệ sinh giúp boss mèo vệ sinh và tránh làm bẩn khu vực bạn đang sinh sống. Có nhiều loại cát khác nhau trên thị trường, từ cát thủy tinh đến cát đất sét với mức giá khác nhau.
– Phụ kiện, bát ăn cho mèo: Cần có những vật dụng như nhà ở, bát ăn để chăm sóc cho boss mèo một cách thoải mái và tiện lợi.
– Sữa tắm cho mèo: Để duy trì vệ sinh lông và da cho mèo, việc sử dụng sữa tắm là rất cần thiết.
Ngoài các chi phí cố định hàng tháng, việc chăm sóc mèo cũng có thể phát sinh các chi phí bổ sung như:
– Chăm sóc sức khỏe y tế cho mèo: Bao gồm chi phí khám chữa bệnh, thực phẩm chức năng, vitamin, và các bản ăn thêm cho mèo để duy trì sức khỏe.
– Chăm sóc lông, móng: Chi phí cho dịch vụ cắt tỉa lông, móng tại các cơ sở chăm sóc mèo.
– Đồ chơi và phụ kiện cho mèo: Để giúp mèo giải trí và thư giãn, bạn có thể đầu tư vào các đồ chơi và phụ kiện thú vị cho chúng.
Việc nuôi mèo cũng đồng nghĩa với việc chịu trách nhiệm và đầu tư vào sự thoải mái và hạnh phúc của boss mèo trong gia đình. Trung bình bạn sẽ tốn khoảng trên dưới 1 triệu khi nuôi một chú mèo hằng tháng.
Bạn có thực sự yêu thích và muốn nuôi chó mèo ở phòng trọ?
Cuối cùng, khi đã đáp ứng đủ các yếu tố phía trên, hãy dừng lại và tự hỏi bản thân: Bạn có thật sự đủ yêu thích chó mèo và muốn nuôi chúng ở phòng trọ? Việc có một người bạn bốn chân ở cạnh bên giữa chốn thành phố xô bồ mang lại niềm an ủi rất lớn, nhưng đồng thời những phiền toái và trách nhiệm mang lại cũng cực lớn. Do đó, chỉ có mong muốn là chưa đủ, bạn cần thật sự yêu và có trách nhiệm với thú cưng của mình.
Khi đã chắc chắn rằng bản thân có đủ ý thức, điều kiện và kiên nhẫn, tình yêu dành cho chó mèo thì đó là lúc bạn có thể rinh ngay một người bạn lắm lông về và đồng hành đấy!
2. Kinh nghiệm nuôi chó mèo ở phòng trọ
Để tránh những tình huống không mong muốn, bạn cần chú ý đến việc lựa chọn phòng trọ và sắp xếp không gian cho phù hợp, tiện lợi và sạch sẽ nhất cho việc nuôi chó mèo ở phòng trọ. Dưới đây là những kinh nghiệm gửi đến bạn.
Chọn phòng trọ thoáng khí, có nhà vệ sinh riêng
Khi chọn phòng trọ, một điều cần lưu ý là phòng cần phải có không gian thông thoáng và nhất là phải có nhà vệ sinh riêng. Điều này giúp bạn dễ dàng vệ sinh cho thú cưng mà không làm phiền người khác. Đối với các phòng trọ diện tích dưới 12m2, việc nuôi chó mèo ở phòng trọ sẽ làm giảm diện tích sử dụng một cách đáng kể, gây ra những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, lựa chọn phòng trọ có diện tích tối thiểu 15m2 sẽ là lựa chọn hợp lý nếu bạn muốn nuôi chó mèo.
Tìm hiểu quy định chung về việc nuôi chó mèo
Đừng bỏ qua bước tìm hiểu quy định chung nếu bạn không muốn những phiền toái không đáng có sau này. Nếu phòng trọ của bạn cần phải rào lại, hãy thảo luận với chủ nhà và đồng ý về việc chia tiền phí một cách hợp lý. Bạn cũng cần tìm hiểu kỹ luật nuôi chó mèo trong khu vực và tìm các khu vực phù hợp để đi dạo với thú cưng mà không gây ảnh hưởng đến người xung quanh.
Trong trường hợp bạn nuôi chó mèo dữ như Becgie, Pit Bull,… hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng rọ mõm khi đi dạo để đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh.
3. Kinh nghiệm nuôi mèo ở phòng kín
Không nên xích mèo và buộc chúng phải ngồi im một chỗ. Mèo thích sự tự do và không muốn bị hạn chế bởi xích hay buộc chân. Hãy để cho mèo tận hưởng không gian thoải mái và khám phá mọi nơi theo ý muốn của chúng.
Tránh để cửa sổ mở hoặc lật đứng khi bạn không có trong nhà. Cửa sổ lật đứng có thể gây nguy hiểm cho các bé mèo, đặc biệt là những bé ít ra khỏi nhà. Chúng có thể muốn ra ngoài và dễ bị kẹt ở cửa dẫn đến kết quả thương tâm.
Thiết lập quy định giờ sinh hoạt hàng ngày cho mèo. Tạo cho mèo thói quen về giờ ăn, giờ ngủ và các hoạt động hàng ngày. Điều này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc quản lý và chăm sóc mèo.
Luôn giữ vệ sinh cho khu vực vệ sinh của mèo. Mũi của mèo rất nhạy cảm và chúng không chịu được mùi hôi. Vì vậy, hãy dọn dẹp sạch sẽ khu vực vệ sinh cho mèo. Nếu không, chúng có thể tìm nơi khác trong nhà để đi vệ sinh, điều này sẽ gây phiền toái lớn đặc biệt khi ở trong phòng kín.
Tóm lại, chó mèo là những động vật thân thiết với con người và việc nuôi chó mèo ở phòng trọ nếu tuân thủ đúng quy định và ý thức chung là việc hoàn toàn khả quan. Nếu bạn đang tìm về những phòng trọ cho nuôi chó mèo ở Tp HCM, truy cập Phongtromyhome.vn để tham khảo những tin đăng thuê nhà trọ, thuê chung cư đa dạng diện tích và mức giá để tiện bề sinh hoạt nhé!